Hướng dẫn sử dụng sơn epoxy ngay tại nhà chuẩn như chuyên gia

Sơn epoxy được biết đến là một loại sơn công nghiệp thời đại mới với những tính năng vượt trội có thể giải quyết mọi bài toán hóc búa của ngành công nghiệp sàn nhà xưởng và kết cấu sắt thép - 2 trong số lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất hiện nay.
Tuy nhiên sơn epoxy là một loại sơn đặc thù vì thế mà quá trình sử dụng nó không phải ai cũng hiểu rõ. Nếu chỉ xảy ra một chút sơ suất hay nhầm lẫn nhỏ cũng khiến cho công trình của bạn phải trả giá đắt. Vì thế thật dễ hiểu khi có rất nhiều khách hàng tìm đến blogger và thắc mắc về cách sử dụng loại sơn này.

Là một đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong thi công sơn epoxy. Blogger xin được chia sẻ đến bạn đọc về hướng dẫn sử dụng sơn epoxy chuẩn chuyên gia mà chúng tôi tin rằng sẽ rất hữu ích. Nếu bạn cũng đang gặp lúng túng về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo chi tiết dưới nội dung sau đây nhé.

Sơn epoxy là gì?


Sơn Epoxy là tên gọi của loại sơn 2 thành phần bao gồm thành phần A (thành phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn). Sơn Epoxy được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng sàn công nghiệp, hoặc các sản phẩm kết cấu thép đòi hỏi cao về độ bền và khả năng chịu hóa chất ăn mòn.

Sơn epoxy có những loại nào?


Sơn epoxy có 2 loại là sơn epoxy sàn nhà xưởng và sơn epoxy dành cho kết cấu thép
Sơn epoxy sàn nhà xưởng: là tên gọi chung cho các sản phẩm sơn Epoxy 2 thành phần dùng cho các loại sàn bê tông như sàn nhà xưởng, sàn tầng hầm, showroom, bệnh viện, sàn thể thao...

1. Sơn epoxy sàn nhà xưởng bao gồm


  • Sơn lót Epoxy
  • Sơn Epoxy hệ lăn (gốc nước hoặc gốc dầu)
  • Sơn Epoxy hệ tự san phẳng (gốc nước hoặc gốc dầu)
  • Sơn Epoxy chống tĩnh tiện cách điện dẫn điện
  • Sơn Epoxy chống thấm (Sơn chống thấm PU)
  • Sơn epoxy chống axit
  • Sơn epoxy trong suốt
  • Vữa sửa chữa, vữa tự san
Sơn epoxy kết cấu thép: là tên gọi của các sản phẩm sơn Epoxy 2 thành phần dùng cho kim loại và sắt thép. Sơn kết cấu thép được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp vừa và nặng có tác dụng trang trí bảo vệ máy móc công nghiệp, sơn các kết cấu tàu biển như boong tàu, mạn tàu..., sơn cho kết cấu cẩu thép, sơn bảo vệ các chi tiết sắt thép chịu tác động, ảnh hưởng trong môi trường đặc biệt, ví dụ như môi trường ngoài trời, chịu hóa chất, chịu ăn mòn, chịu ngập nước...

2. Sơn epoxy kết cấu thép bao gồm


a. Sơn lót epoxy


Sơn lót epoxy hay còn gọi là sơn chống rỉ 2 thành phần: Đây là sơn lót chống rỉ epoxy được dùng là lớp phủ đầu tiên lên bề mặt sắt thép kim loại, chúng có chức năng bám dính và bảo vệ bề mặt vật chủ đồng thời là tác nhân liên kết bề mặt sắt thép kim loại với lớp sơn phủ màu bên ngoài.

Sơn lót epoxy có những ưu điểm: Sơn rất bền màu, khả năng bám dinh cực tốt, khả năng chống va đập và chịu mài mòn rất tốt,... Sản phẩm được ứng dụng nhiều trong các kết cấu thép nhà xưởng, tàu biển, máy móc công nghiệp nặng,...

b. Sơn phủ epoxy


Sơn phủ epoxy là loại sơn được sử dụng làm lớp sơn bảo vệ bên ngoài của lớp sơn chống rỉ có tác dụng bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sắt thép khi sơn lên.

Cách sử dụng sơn epoxy đúng chuẩn.


Cách thi công sơn sàn epoxy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Chính vì thế quá trình thi công phải hết sức chuẩn xác từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thi công. Với mỗi loại sơn epoxy cũng có cách thi công không giống nhau như sau:

Thi công sơn epoxy sàn nhà xưởng


Chuẩn bị bề mặt

  • Những bề mặt bê tông bị lõm hay có những khe nứt nhỏ phải sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.
  • Sử dụng máy chà để chà nhám toàn bộ bề mặt sàn giúp tạo độ bằng phẳng và chân bám cho lớp sơn phủ epoxy sau đó. Lưu ý sau khi chà nhám cần dùng máy hút bụi hoặc các dụng cụ khác để làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bặm, dầu mỡ và tạp chất khác bám trên bề mặt sàn.

Thi công:

  • Thi công 1 lớp sơn lót epoxy để khô tối thiểu 2-4 giờ
  • Thi công lớp sơn phủ epoxy hoàn thiên sau khi lớp sơn lót epoxy đã khô
  • Nếu bạn sử dụng sơn Epoxy hệ lăn số lớp sơn chỉ định thường là 2 lớp. Có thể sử dụng lu lăn sơn hoặc súng phun sơn chuyên dụng để thi công. Mỗi lớp sơn thường có độ dày từ 0.12-0.15mm. Chú ý thời gian thi công giữa 2 lớp sơn phủ Epoxy tối thiểu 4 giờ
  • Nếu bạn sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng sẽ đòi hỏi đội thợ thi công Epoxy phải chuyên nghiệp hơn, có tay nghề cao hơn. Sơn Epoxy hệ tự san phẳng nếu không biết cách thi công rất dễ khiến bề mặt sơn bị sần sùi, chỗ dày chỗ mỏng.
  • Đối với công trình yêu cầu khả năng chịu mài mòn và chống trơn trượt cần kết hợp với một số nguyên liệu đi kèm như cát thạch anh (hạt thủy tinh). Có thể trộn lẫn với sơn để thi công hoặc dải đều lên bề mặt sàn sau khi thi công xong lớp sơn thứ nhất rồi tiến hành thi công lớp sơn Epoxy thứ 2 như bình thường

Thi công sơn epoxy kết cấu thép

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt sắt thép kim loại trước khi thi công phải được tẩy sạch bụi bẩn, rỉ sắt, bằng giải nháp bàn chải cứng hoặc phun cát. Nếu có dầu mỡ phải dùng dung môi hữu cơ tẩy rửa.

Bước 2: Dụng cụ thi công

+ Đối với các vị trí nhỏ, hoặc các vị trí góc cạnh cần dặm vá có thể sử dụng chổi quét sơn để thi công.

+ Đối với các kết cấu sắt lớn, tốt nhất ta nên sử dụng máy phun sơn để tạo bề mặt thi công bằng phẳng và đẹp nhất. Đây cũng là phương pháp thi công sơn Epoxy phù hợp với mọi loại kết cấu thép.

Bước 3: Thi công lớp sơn epoxy chống rỉ

Thi công 1 lớp sơn lót Epoxy để tạo chân bám cho kim loại và lớp sơn phủ màu hoàn thiện tiếp theo. Tuy nhiên, lớp sơn lót Epoxy này còn có tác dụng ngăn chặn sự ăn mòn trở lại của sắt thép hay còn gọi là sự rỉ sét.


Để khô bề mặt tối thiểu 4 giờ trước khi thi công sơn Epoxy phủ hoàn thiện

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện

Số lớp sơn Epoxy hoàn thiện chỉ định: 2 lớp

Bước 5: Nghiệm thu công trình

Sản phẩm hoàn thiện phải đảm bảo bề mặt nhẵn và đều màu sơn.

About Thiết Bị MTX-03

Thiết Bị MTX-03
Có thể bạn quan tâm × +

0 Bình luận:

Đăng nhận xét